Trung Quốc muốn thương thuyết chính sách không tấn công phủ đầu bằng hạt nhân
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.Cứu nữ sinh đuối nước, nam sinh bị sóng biển cuốn trôi
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Hoàng Quốc Vượng, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương, cùng 8 người khác về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Cùng vụ án, 3 người là cựu lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Phước bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Nguyễn Duy Khánh, cựu Phó cục trưởng; Trần Văn Định, cựu Trưởng phòng Thanh tra kiểm tra 3; Phạm Quang Vinh, cựu Phó phòng Nghiệp vụ dự toán pháp chế.Theo cáo trạng, năm 2017, Thủ tướng có Quyết định số 11/2017 khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời, quy định giá mua điện từ các dự án mặt trời nối lưới là 9,35 UScents/kWh, áp dụng đến hết tháng 6.2019. Sau thời gian này, Bộ Công thương sẽ đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời.Giai đoạn 2016 - 2018, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, ngoài 3 dự án điện mặt trời đã có, Thủ tướng phê duyệt bổ sung 5 dự án vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Bộ Công thương phê duyệt bổ sung 24 dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận với tổng công suất khoảng 2.000 MW.Cuối năm 2017, xuất phát từ đề xuất của Công ty Cổ phần Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (do ông Nguyễn Tâm Thịnh làm đại diện theo pháp luật), UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận và có văn bản gửi Bộ Công thương đề nghị bổ sung Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam, công suất 50 MW, vào Quy hoạch điện VII.Bộ Công thương sau đó thực hiện một số thủ tục thẩm định, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan. Nhưng tháng 5.2018, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng với nội dung chỉ xem xét bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh các dự án đã hoàn thành thẩm định. Vì thế, Bộ Công thương dừng việc thẩm định, bổ sung quy hoạch đối với các dự án điện mặt trời nói chung, trong đó có nhà máy Trung Nam - Thuận Nam.Cáo trạng cho hay, bị can Phương Hoàng Kim là Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, đã trực tiếp chỉ đạo Phòng Kế hoạch và Quy hoạch thực hiện thủ tục thẩm định và trực tiếp ký các văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, đề nghị góp ý về việc bổ sung quy hoạch dự án.Trong khi đó, bị can Hoàng Quốc Vượng là Thứ trưởng Bộ Công thương, đã trực tiếp ký báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình phát triển các dự án điện mặt trời.Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115 về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023. Trong đó có nội dung cho các dự án năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận được hưởng giá bán ưu đãi 9,35 UScents/kWh đến hết năm 2020, thay vì chỉ đến tháng 6.2019 như Quyết định số 11/2017.Tháng 8.2018, Bộ Công thương lập tổ soạn thảo các quyết định của Thủ tướng quy định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, gồm 26 thành viên, do bị can Phương Hoàng Kim làm tổ trưởng.Tổ soạn thảo đã đưa vào dự thảo nội dung: đối với tỉnh Ninh Thuận, giá bán điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1.1.2021, với tổng cộng suất không quá 2.000 MW đã được Thủ tướng chấp thuận triển khai là 2.086 đồng/kWh (tương đương 9,35 UScents/kWh).Tháng 4.2019, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chủ trì cuộc họp về việc xây dựng nội dung dự thảo và chỉ đạo thay đổi theo hướng áp dụng quy định trên cho "các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp". Việc này khiến số lượng các đơn vị được bán điện giá cao cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) càng mở rộng thêm.Tháng 11.2019, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 115/2018. Tuy nhiên, bị can Hoàng Quốc Vượng vẫn gửi dự thảo tờ trình kèm theo không đề cập đến giá điện mặt trời, nhưng lại có nội dung: đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1.1.2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW là 2.086 đồng/kWh.Đến tháng 4.2020, Phó thủ tướng ký Quyết định số 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, bao gồm nội dung nói trên. Sau khi quyết định được ban hành, địa bàn tỉnh Ninh Thuận có tổng cộng 30 dự án được hưởng chính sách giá điện 9,35 UScents/kWh. Trong số này có 2 dự án không đủ điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi theo Nghị quyết số 115 là Solar Farm Nhơn Hải và Trung Nam - Thuận Nam.Hai doanh nghiệp nêu trên được EVN thanh toán tiền mua điện theo giá ưu đãi sai quy định, gây thiệt hại hơn 99 tỉ đồng tại Solar Farm Nhơn Hải và hơn 944 tỉ đồng tại Trung Nam - Thuận Nam. Tổng thiệt hại hơn 1.043 tỉ đồng.Quá trình xảy ra vụ án, ông Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc nhận 1,5 tỉ đồng từ ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Trung Nam Thuận Nam, đến nay bị can đã nộp lại toàn bộ số tiền này.
Hội Nhà văn TP.HCM khai mạc Trại sáng tác văn học tại Phú Yên
Động cơ trên Hyundai Creta có công suất thấp hơn 23 mã lực, lực kéo cũng thấp hơn tới 98 Nm so với Kia Seltos
Chiều 28.2, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Ông Đinh Văn Tuấn, Bí thư Huyện ủy Di Linh được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2021-2026. Trước đó, HĐND tỉnh Lâm Đồng tổ chức kỳ họp thứ 23 để xem xét quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Kỳ họp dưới sự chủ trì của bà Phạm Thị Phúc, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐNĐ tỉnh. Tại kỳ họp này đã tiến hành bầu bổ sung ủy viên UBND tỉnh, bầu Phó chủ tịch UBND tỉnh khóa X đối với ông Đinh Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, với kết quả đạt tỷ lệ 100%. Tại kỳ họp, Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng thông báo các quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ khác. Ông Trần Hồng Quyết, Giám đốc sở Nội vụ được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy Di Linh. Ông Phạm Kim Quang, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh làm Giám đốc sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng. Bà Phạm Thị Hồng Hải, nguyên Giám đốc sở GD-ĐT làm Phó trưởng ban Tuyên giáo - Dân Vận Tỉnh ủy. Công bố quyết định điều động ông Vương Tôn Kiên, Phó giám đốc Sở TT-TT làm Phó chánh văn phòng Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 5 năm); ông Nguyễn Văn Hữu, Phó chánh thanh tra tỉnh giữ chức Phó bí thư Huyện ủy Đơn Dương; ông Nguyễn Hoàng Đạo, thư ký Bí thư Tỉnh ủy làm Phó giám đốc Sở Dân tộc - Tôn giáo; bà Phạm Thị Minh Hiền, Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công (thuộc Văn phòng UBND tỉnh) làm Phó giám đốc Sở KH-CN tỉnh Lâm Đồng.Ông Nguyễn Thái Học, quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, chúc mừng các cán bộ vừa được điều động và bổ nhiệm. "Rất mong các đồng chí được điều động, bổ nhiệm lần này phát huy được năng lực, cố gắng thể hiện vai trò trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ mới. Làm sao thể hiện được, thực hiện được phương châm 'chọn đúng người, làm đúng việc' mà tỉnh đã đề ra", ông Nguyễn Thái Học nói.
Những điểm đặc biệt khiến Metal Slug: Awakening trở thành “bom tấn” mùa hè 2023
Phát biểu tại lễ khởi động, chị Nguyễn Thị Phương Thúy, Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Nghệ An, cho biết tỉnh Nghệ An sẽ thành lập và ra mắt các đội hình "bình dân học vụ số" với lực lượng nòng cốt là thanh niên. Các đội hình sẽ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, các cấp bộ Đoàn, Hội, đoàn viên, thanh niên và hội viên về "bình dân học vụ số"; tổ chức các lớp "bình dân học vụ số"."Mỗi Đoàn cơ sở cần thành lập ít nhất 1 đội hình thanh niên "bình dân học vụ số", lựa chọn những cán bộ, đoàn viên, thanh niên có kiến thức tốt về công nghệ làm nòng cốt. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đoàn viên, thanh thiếu nhi truy cập internet và các kỹ năng số thiết yếu một cách văn minh, an toàn, tránh lừa đảo số; nhận diện và phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số, nâng cao kỹ năng thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và các ứng dụng số khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện của địa phương", chị Nguyễn Thị Phương Thúy cho hay. Tại lễ khởi động, ban tổ chức đã ra mắt các đội hình "bình dân học vụ số" và công bố bộ nhận diện "Đoàn viên số"; trao biển hỗ trợ xây dựng 6 căn nhà cho người dân, hỗ trợ 2 mô hình thanh niên phát triển kinh tế; trao tặng gần 3.800 thùng sữa, 130 suất quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, 1 sân chơi cho thanh thiếu nhi, trao tặng 1 tivi, 1 bộ máy tính và 100 bản đồ Việt Nam… với tổng trị giá 1,1 tỉ đồng. Sau lễ phát động, các đại biểu và đông đảo thanh niên đã tham gia thực hiện các công trình: khởi công xây dựng nhà nhân ái; khánh thành sân chơi cho thanh thiếu nhi; tư vấn sức khỏe, phát thuốc và tặng quà cho 1.000 người dân huyện Quế Phong…